Hội nghị có nhiệm vụ đánh giá tổng quan kết quả10 năm thực hiện PLDS của Việt Nam; đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho dự án Luật Dân số. Pháp lệnh Dân số (PLDS) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 9/1/2003, có hiệu lực từ ngày 1/5/2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều10 PLDS được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 27/12/2008. Theo đánh giá PLDS là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cư, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người); quy định các nội dung quản lý nhà nước về dân số và công tác dân số. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: Sau10 năm thi hành PLDS, công tác quản lý nhà nước về dân số có nhiều tiến bộ, đạt được những kết quả đáng kể và từng bước đi vào nền nếp. Chúng ta đã hoàn thiện một bước hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dân số. Nhiều quy định của Pháp lệnh Dân số đã được triển khai, đem lại những kết quả tích cực. Công tác tuyênt ruyền, phổ biến pháp luật về dân số được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, ý thức tuân thủ pháp luật về dân số của các cơ quan tổ chức, cá nhân có sự chuyển biến tích cực, hiểu biết sâu sắc hơn về sự cần thiết của KHHGĐ, chủ động và tự nguyện thực hiện mô hình gia đình có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo chất lượng dân số, phân bố dân cư hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Các chỉ tiêu về dân số cơ bản đã đạt được mục tiêu đềra, mức sinh thay thế ổn định liên tục trong nhiều năm (TFR 2012 = 2,05 con), tuổi thọ bình quân 73 tuổi (năm 2012), tỷ lệ tăng dân số đạt 1,06% năm 2012.PLDS đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ trưởng cũng chỉ rõ, sau 10 năm thi hành Pháp lệnh Dân số cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong việc điều chỉnh dân số và công tác dân số cần khắc phục, đó là: (1) Bức tranh dân số hiện nay đã thay đổi nhiều so với trước;(2) Khá nhiều quy định trong Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp lý liên quan hiện không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; (3) Có 23 Luật và dự Luật có những nội dung liên quan đến dân số đã được ban hành hoặc đang xin ý kiến Quốc hội; (4) Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc đang được ứng dụng trong công tác dân số, y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình…..
Tham luận tại Hội nghị "Sự tham gia và vai trò của Đoàn Thanh niên các cấp trong việc triển khai, thực hiện Pháp lệnh Dânsố" đồng chí Dương Văn An - Bí thư BCH Trung ương Đoàn đánh giá: Công tác tuyên truyền giáo dục vận động thanh niên thực hiện PLDS, thực hiện công tác DS-KHHGĐ được Trung ương Đoàn xác định là một trong những nội dung quan trọng nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên và nhân dân. Hình thức tuyên truyền, giáo dục thông qua các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách nhỏ, áp phích, bản tin với hàng trăm ngàn bản đã phát hành đến các cơ sở Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân; đồng thời các cấp bộ Đoàn đã đưa nội dung giáo dục về dân số trở thành nội dung rất được quan tâm trong sinh hoạt thường kỳ của các chi Đoàn, chi Hội cũng như trong các hoạt động nhân Ngày Dân số Thế giới (11/7), Ngày Dân số Việt Nam (26/12), các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên (SKSS VTN/TN) bằng các hình thức như: Tổ chức các chiến dịch truyền thông; các đội thanh niên tình nguyện; tuyên truyền cổ động; diễn đàn thanh niên; tọa đàm, hội thảo, thi tìm hiểu; thi giao lưu nhằm tạo ra ngày hội của thanh thiếu niên và nhân dân tuyên truyền về những nội dung cơ bản của Pháp lệnh Dân số, Luật hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; vận động các gia đình trẻ không sinh con thứ 3; vị thành niên không kết hôn sớm...tổ chức phổ biến PLDS qua các hoạt động truyền thôngcung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn trên sóng phát thanh VOV chương trình Cửa sổ Tình yêu; mở chuyên mục trên Báo Tiền phong mang tên Diễn đàn Tuổi TEEN, BáoThanh niên, Tạp chí Tuổi trẻ Hạnh phúc….. Thông qua báo chí của Đoàn, nội dung thông tin về PLDS; về chăm sóc SKSS VTN đã tác động đến hàng chục triệu lượt thanh niên và nhân dân qua theo dõi trên đài và các báo, tạo được sự chú ý,quan tâm của các bậc cha mẹ, các tầng lớp nhân dân trong xã hội, có tác dụng tốt tạo thuận lợi cho việc triển khai các mô hình và giải pháp kỹ thuật thực hiện bảo vệ chăm sóc SKSS VTN/TN; xây dựng các mô hình truyền thông can thiệp tại cộng đồng…. Tại diễn đàn Hội nghị, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng chí Dương Văn An đề nghị: (i)Cần có cơ chế phối hợp, tạo nguồn lực cho thanh niên để để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên pháp luật về Dân số; Kế hoạch hóa gia đình, đồng thời để duy trì và nhân rộng mô hình về Dân số - KHHGĐ; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên do tổ chức Đoàn xây dựng đang hoạt động có hiệu quả hiện nay; (ii) Cung cấp thông tin, tạo điều kiện, môi trường để thanh niên được cung cấp các dịch vụ thân thiện về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; kế hoạch hóa gia đình, khám và tư vấn tiền hôn nhân; (iii) Cần có chương trình mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên...hội nghị diễn ra hết ngày 24/9.
Đ/c Dương Văn An - Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Phó chủ nhiệm Thường trực UBQG về Thanh niên Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Thanh Hảo